Mới đây, thông tin về nước đun sôi để nguội có thể ảnh hướng tới sức khỏe con người do nhiễm các vi sinh vật đã khiến nhiều gia đình lo lắng. Chuyên gia về thực phẩm lý giải về điều này như thế nào?
Nước đun sôi có thể thiu
Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh - Nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội- cho biết, thông tin nước đun sôi để 2 tiếng sẽ bị nhiễm độc là không có chứng cứ và khiến người dân mất niềm tin vào các thông tin sai lệch đó.
Theo PGS Thịnh, nước đun sôi có thể được nấu từ nước tự nhiên (nước ao hồ, sông suối...) và nước máy đã được khử bằng cloramin. Khi nấu nước, cũng như các thực phẩm khác, để nguội ra ngoài môi trường, đều bị các vi khuẩn xâm nhập và gây ôi thiu.
Khi nấu nước các vi sinh vật trong nước, trứng giun chết đi bị phân hủy thành chất hữu cơ và trở thành thức ăn cho vi sinh vật xâm nhập vào. Nhưng nước sôi để nguội hàm lượng chất hữu cơ thấp hơn các thực phẩm như rau xanh, thịt, cá chứa nên không bị ôi thiu nhanh.
Các thực phẩm rau, thịt, cá nếu để ngoài môi trường, đặc biệt trời nắng như hiện nay, chỉ 5 tiếng đồng hồ là thiu. Nhưng nước thì có thể lên đến 24 tiếng đồng hồ sau khi để nguội.
Nếu nấu nước sôi để nguội bằng nước máy đã khử trùng thì thời gian gây ôi thiu có thể lâu hơn vì nước máy ít vi sinh vật, trứng giun, ít chất hữu cơ để làm thức ăn cho vi khuẩn. Để nhận biết nước đun sôi bị thiu, bạn có thể cảm nhận bằng mùi vị như các thực phẩm khác. Nhưng theo PGS Thịnh, nước an toàn nhất vẫn là 24 giờ sau khi nấu.
Còn thông tin để nguội sau 2 tiếng nhiễm độc là không đúng bởi vi khuẩn xâm nhập vào nước đun sôi để phát triển vi sinh vật gây độc cho con người cần nhiều thời gian chứ không phải hai tiếng.
Ưu nhược của nước đun sôi để nguội và nước qua máy lọc
Theo PGS Thịnh, hiện nay có nhiều công nghệ lọc nước và người dân mua về lọc uống thay vì đun sôi, làm chín nước bằng nhiệt như trước. Mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm nhưng cân nhắc về mặt thực phẩm, nước đun sôi để nguội vẫn tốt hơn.
Nguồn nước đun sôi để nguội nếu không an toàn có thể nhiễm các Ion kim loại nặng như chì, thủy ngân, khi nấu lên không tốt cho cơ thể. Hơn nữa, khi nấu sôi bằng nhiệt, ôxy trong nước giảm đi, uống vào có thể gây đầy bụng.
PGS Thịnh giải thích: Bởi vì trong hệ thống đường ruột của chúng ta luôn có lớp vi sinh hoạt động giúp cho hệ tiêu hóa và chúng tồn tại được nhờ vào lượng ô xy từ nước và thức ăn khác.
Khi nước đun sôi bị bốc hơi, ôxy bị bay đi, uống nước đó làm cho vi sinh vật không có ôxy và chết đi gây đầy bụng. Do đó, nên nấu xong để nguội tầm 1- 2 tiếng sau để ôxy trong không khí bão hòa vào nước đó, khi đó uống là tốt nhất.
Còn với nước lọc RO, PGS Thịnh cho biết, đây là lọc qua các hệ thống màng lọc để loại bỏ các vi khuẩn, chất rắn, các Ion kim loại nặng. Nhược điểm của nước lọc RO là quá tinh khiết, không còn tự nhiên nữa.
Cơ thể con người cần lượng khoáng chất cần thiết để hoạt động thông qua việc uống nước hàng ngày. Nhưng khi ta sử dụng nước lọc thì lượng khoáng này đã bị loại bỏ, gây nên tình trạng thiếu các khoáng chất cho cơ thể như sắt, kẽm…
Nếu lạm dụng sử dụng bằng nước RO, từ nước uống đến nấu nướng thì trong thời gian ngắn, chúng ta mắc bệnh thiếu vi chất, thiếu khoáng chất, mất cân bằng điện giải…
Sử dụng nước nào cũng có ưu và nhược điểm của nó nhưng PGS Thịnh cho biết, người dân vẫn theo truyền thống nấu nước để nguội uống và lý tưởng nhất vẫn là nguồn nước an toàn đun sôi, để nguội uống trong ngày như các thực phẩm khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét