Nhờ những lợi ích tuyệt vời có trong thành phần mà các nước nhiệt đới gọi chúng là loại quả “vàng” đối với cơ thể của chúng ta. Dưới đây là các thành phần có trong quả cóc:
Cung cấp protein và chất béo
Quả cóc có chứa chất đạm và chất béo. Mặc dù hàm lượng không nhiều nhưng ít nhất chúng cũng có thể đảm bảo đủ lượng protein và chất béo mà cơ thể đòi hỏi ở mức tối thiểu.
Duy trì tốt hệ thống miễn dịch
Trong trái cây này cũng có chứa lượng vitamin C khá cao, góp phần tạo ra bạch cầu, là loại tế bào duy trì và vận hành hệ miễn dịch. Ngoài ra, nó cũng chứa các chất chống oxy hóa và collagen rất hữu ích để thúc đẩy việc chữa lành vết thương .
Tốt cho người tiểu đường
Quả cóc có hàm lượng đường sucrose tự nhiên nên chắc chắn là loại đường lành mạnh, tốt cho cơ thể. Đó chính là lý do tại sao nó được khuyến khích một ly sinh tố cóc mỗi ngày đối với bệnh nhân tiểu đường.
Giảm ho
Trong quả cóc có thành phần long đàm tự nhiên. Nếu bạn hoặc người thân bị ho, hãy ăn hoặc uống sinh tố cóc vừa giúp trị ho vừa ngon miệng.
Trị tiêu chảy
Để chữa bệnh tiêu chảy người ta dùng vỏ cây sấu tầu sắc lấy nước uống trong ngày.
Làm tươi mới cảm xúc và chống lại cơn buồn ngủ
Với vị chua dôn dốt của trái cây khiến người ta cảm thấy sảng khoái và rất hiệu quả giúp cơ thể chống lại cơn buồn ngủ, hơn nữa còn tạo cho người ta cảm giác nhẹ nhõm và thanh mảnh. Loại axit của trái cây này có tác dụng thanh lọc cơ thể.
Phòng ngừa các bệnh nguy hiểm
Một số hàm lượng chất dinh dưỡng của quả cóc đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh mãn tính và ác tính.
Chăm sóc sức khỏe đôi mắt
Vitamin A trong quả cóc đóng vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của nhận thức thị giác con người. Loại vitamin này giúp phân bố các hình ảnh được tiếp nhận bởi võng mạc mắt và truyền tải tới não. Hợp chất đóng vai trò chính trong lĩnh vực này là retinol.
Tăng độ dẻo dai cho cơ thể
Với hàm lượng chất dinh dưỡng chứa trong đường của quả cóc, thành phần này ở dạng sucrose nên rất quan trọng trong việc cung cấp năng lượng và sự dẻo dai cho cơ thể.
Là một chất chống oxy hoá
Nhờ có hàm lượng vitamin A cao mà quả cóc có thể hoạt động như một chất chống oxy hoá. Ngoài vitamin A, quả cóc cũng có chứa vitamin C. Hai loại vitamin này hoạt động như một chất chống oxy hoá có thể chống lại các gốc tự do phát sinh từ oxy hóa cơ thể cũng như ô nhiễm từ bên ngoài.
Làm mau lành vết thương
Với hàm lượng vitamin A cao, quả cóc giúp duy trì các mô trong cơ thể chúng ta khỏe mạnh. Do đó loại quả này có thể giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.
Tốt cho người thiếu máu
Hàm lượng sắt trong 100 gram thịt quả cóc lên đến 30 mg, có thể hỗ trợ sự hình thành các tế bào hồng cầu. Ngoài sắt, quả cóc cũng chứa vitamin B1 có thể giúp sản xuất các tế bào hồng cầu và tăng lượng oxy trong cơ thể, đồng thời ngăn ngừa thiếu máu.
Ngăn ngừa lão hóa sớm
Không chỉ kiwi và xoài là chứa hàm lượng vitamin C cao, mà trong quả cóc cũng có rất nhiều loại vitamin này. Vitamin C có thể bảo vệ các phân tử quan trọng, chẳng hạn như protein, chất béo, carbohydrate và axit nucleic (DNA và RNA) khỏi những thiệt hại do các gốc tự do, chất độc, hoặc chất gây ô nhiễm gây ra. Các gốc tự do là một trong những nguyên nhân gây lão hóa sớm.
Kiểm soát mức cholesterol
Ngoài chống lão hóa, vitamin C chứa trong cũng giúp chuyển hóa cholesterol thành axit mật, có thể có liên quan đến mức cholesterol trong máu và tỷ lệ sỏi mật. Vì vậy loại quả này rất hữu ích để kiểm soát mức cholesterol của bạn.
Phục hồi cơ thể
Để phục hồi cơ thể thì không thể tách rời vitamin C. Với hàm lượng cực cao loại vitamin thần thánh này trong quả cóc nên khi đưa loại quả này vào danh sách ăn uống của bạn là một lựa chọn tốt cho sức khỏe và tốt cả cho túi tiền của bạn. Quả cóc có thể giúp duy trì hệ thống miễn dịch và thậm chí còn giúp các vận động viên trong quá trình phục hồi sau một thời gian tập luyện vất vả.
Duy trì xương và răng khỏe mạnh
Điều này là do hàm lượng phốt pho chứa trong quả cóc, rất có lợi cho việc duy trì xương và răng khỏe mạnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét