Mướp đắng có màu xanh đậm hoặc màu xanh lá cây sáng tùy thuộc vào vùng đất nuôi trồng. Mặc dù có vị đắng không thể làm hài lòng tất cả mọi người, đây là loại quả chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và vitamin cần thiết cho sức khỏe.
Sử dụng thường xuyên mướp đắng sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, giúp cải thiện tình trạng da dẻ, giúp da mịn màng sáng đẹp hơn. Nước sắc mướp đắng tươi còn có công dụng chữa ho, giải nhiệt, diệt trừ mụn trứng cá. Ăn mướp đắng sẽ giúp kích thích ăn uống, giúp bạn ăn ngon hơn, đồng thời giúp hạ sốt, chống viêm.
Nghiên cứu của y học hiện đại cũng khẳng định những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của mướp đắng. Theo đó, trong mướp đắng có các hợp chất tương tự như insulin giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự kháng insulin, giúp lượng đường trong máu không tăng lên, là một thực phẩm vàng dành cho bệnh nhân tiểu đường.
Tất cả các bộ phận của cây, bao gồm trái có hương vị rất đắng, vì nó có chứa chất momordicin được cho là tốt cho bao tử.
Trong mướp đắng có chứa một loạt các chất hóa học có hoạt tính sinh học như triterpens, protein, steroid, alcaloid, saponin, flavonoid và axit do đặc điểm của cây mướp đắng có khả năng sản xuất ra những chất chống nấm, chống vi khuẩn, chống ký sinh trùng, kháng virus, chống khả năng sinh sản, chống hình thành khối u, hạ đường huyết và chống ung thư.
Chưa hết, lượng vitamin và khoáng chất trong mướp đắng cũng rất dồi dào. 100g mướp đắng có chứa vitamin B1 0,8mg, vitamin B2 0,2mg, vitamin PP 3.72mg, vitamin E 18,7mg, β – caroten 0,56mg cùng các nguyên tố vi lượng như Mg, Ca, Cu, Fe, Zn.
Những bài thuốc cực hay và hữu ích từ mướp đắng
- Ổn định đường huyết, tốt cho bệnh nhân tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch: Mướp đắng 100g, tụy lợn 1 cái, nấm hương 200g. Đem những nguyên liệu này nấu canh, nêm gia vị vừa ăn. Nên ăn đều đặn hàng tuần, mỗi tuần 2-3 lần sẽ giúp giảm đường huyết, là món ăn thuốc cực tốt cho bệnh nhân tiểu đường, tăng huyết áp.
- Thanh nhiệt, giải độc và hạ đường huyết: Mướp đắng 100g, nấm hương 150g, đậu ván trắng 200g. Ninh đậu ván trắng cho chín kỹ, sau đó cho mướp đắng và nấm hương vào nấu chín, nêm gia vị vừa ăn. Ăn món này sẽ giúp giải nhiệt, thanh nhiệt cơ thể hiệu quả trong mùa hè, giảm mỡ máu, đường huyết.
- Bệnh nhân tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu: Khổ qua 100g, nấm hương 150g, đậu phụ vừa đủ. Đem mướp đắng và nấm hương nấu chín, sau đó cho đậu phụ vào, nêm gia vị vừa ăn sẽ có món canh hấp dẫn ngày hè. Đồng thời đây cũng là món ăn thuốc dành cho bệnh nhân tiểu đường, rối loạn lipid máu.
- Da bị mụn nhọt, trứng cá: Mướp đắng đem giã nát, vắt lấy nước cốt đắp lên những nốt mụn sẽ có tác dụng làm se đầu mụn, đánh bay mụn trứng cá hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng mướp đắng để chế biến thành những loại mặt nạ dưỡng da trắng mịn tự nhiên với nguyên liệu trứng gà…
- Giảm cân, làm mát gan, kích thích vị giác: Sử dụng trà mướp đắng hoặc uống mướp đắng xay sinh tố đều rất tốt cho sức khỏe.
Lưu ý
- Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng mướp đắng để ăn, uống vì mướp đắng rất ít chất xơ và chất béo nên không có lợi cho chế độ dinh dưỡng, đồng thời có thể gây giảm đường huyết.
- Bệnh nhân huyết áp thấp không nên ăn mướp đắng vì có thể khiến tình trạng tụt huyết áp thêm tồi tệ, xuất hiện đau đầu, chóng mặt. Người vừa phẫu thuật cũng không nên ăn mướp đắng vì có thể cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét