Rùng mình sau khi đi tiểu là hiện tượng khá phổ biến nhưng nhiều người không biết chính xác nguyên nhân vì sao.
Bạn đã từng trải qua cảm giác rùng mình khi đi tiểu lần nào chưa? Nếu có, bạn có bao giờ tự hỏi vì sao lại có hiện tượng kỳ lạ này, hay rùng mình là bệnh gì?
Thật ra, trong y khoa, người ta đã có hẳn một khái niệm để chỉ hiện tượngrùng mình khi đi tiểu, đó là “Hội chứng co giật sau khi đi tiểu”(post-micturition convulsion syndrome.
Nghe qua thì có vẻ nghiêm trọng, nhưng đây chỉ là một phản ứng bình thường của cơ thể và không gây hại gì. Đến nay, có 2 giả thiết nhận được nhiều sự đồng tình nhất để giải thích cho hiện tượng này.
Giả thiết thứ nhất là sự hạ thân nhiệt đột ngột của cơ thể
Điều này cũng tương tự như trường hợp chúng ta hay bị rùng mình ớn lạnh. Khi chúng ta đi tiểu, nước tiểu mang theo một phần nhiệt lượng thoát ra ngoài, vì vậy mà làm cho thân nhiệt cơ thể bị giảm đột ngột. Phản ứng với điều này, cơ thể liền tiến hành cơ chế “rùng mình” (thực ra chính là sự co giật) với mục đích sinh ra nhiệt lượng và làm ấm.
Giả thiết thứ hai là do hoạt động của hệ thần kinh giao cảm (autonomic nervous system – ANS)
ANS là có nhiệm vụ điều hòa các bộ phận và các tuyến trong cơ thể. Hoạt động này diễn ra một cách vô thức và kiểm soát nhiều chức năng trong cơ thể như tiết nước bọt, chảy nước mắt, tiêu hóa, tiêu tiểu…
Cũng như các chức năng trên, phản xạ đi tiểu cũng được chuyển tiếp qua ANS. Mức độ của phản xạ này có liên quan đến độ căng của bàng quang, nghĩa là bàng quang càng căng thì phản xạ càng mạnh.
Khi chúng ta đi tiểu, tức là khi bàng quang xẹp xuống, thì ANS bắt đầu hoạt động làm thay đổi quá trình sản xuất chất catacholamines epinephrine (một trong những chất có vai trò bắt cơ thể thực hiện các phản ứng khi cần thiết). Các chuyên gia cho rằng đây là nguyên nhân khiến thường xuyên bị rùng mình.
Mặc dù vẫn chưa có giả thiết nào được khẳng định 100%, cũng chưa có thí nghiệm nào được thực hiện để kiểm chứng, nhưng đây là 2 giả thiết được chấp nhận rộng rãi nhất để giải thích cho hiện tượng rùng mình khi đi tiểu, phần nào có thể giúp bạn giải tỏa được thắc mắc có phần tế nhị này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét