Nám da là gì? Dấu hiệu của nám da

2 cách trị nám tại nhà bạn phải biết - Ảnh 1
Nám da là khi melanin được sản xuất ra quá nhiều ở một số vùng da tiếp xúc quá nhiều với ánh mặt trời, hình thành nên những mảng tối màu từ màu nâu nhạt và tối dần đi theo thời gian.
Cũng cùng một cơ chế đó, nhưng nám da, tàn nhang và đồi mồi là hoàn toàn khác nhau. Cách dễ phân biệt nhất là nám da thường là mảng to hơn 2 loại còn lại và chủ yếu xuất hiện trên mặt ở bất kỳ độ tuổi nào.

Tại Việt Nam thì nám da là bệnh lí phổ biến nhất và rất dễ phát hiện. Nếu bị nám da ở giai đoạn nhẹ, mảng nám không quá to và có màu nâu nhạt thì có thể thử những cách trị nám tại nhà được áp dụng rộng rãi như sau:

Cà chua và chanh tươi giúp bạn loại bỏ nám 

Rửa thật sạch mặt rồi lấy 1/2 quả chanh tươi nhẹ nhàng chà xung quanh vùng da bị nám. Thực hiện các động tác xoay tròn liên tục khoảng 5 phút rồi rửa mặt thật sạch.
Cà chua rửa sạch, thái lát mỏng rồi đắp lên vùng da bị nám, để im tầm 30 phút rồi rửa mặt lại bằng nước sạch. Ngoài ra, bạn có thể lấy nước ép cà chua đắp lên vùng bị nám cũng rất hiệu quả. Phương pháp này nên áp dụng 2 lần tuần.

Nha đam trị nám 

Rửa mặt sạch bằng nước lã. Gọt bỏ vỏ nha đam và lấy gel bên trong. Đắp lớp gel lên mặt rồi mát xa nhẹ nhàng. Nằm thư giãn khoảng 30 phút rồi rửa mặt lại bằng nước ấm. Thực hiện hằng ngày để có kết quả tốt nhất.

Biện pháp phòng ngừa tăng sắc tố da

Nhìn chung, việc điều trị dứt điểm các vấn đề về tăng hắc sắc tố da không dễ dàng, đòi hỏi một quá trình kiên nhẫn, lâu dài và tốn kém.
Tuy nhiên, việc phòng ngừa lại rất cần thiết. Hãy làm theo những lời khuyên này để hạn chế sự tiếp xúc của ánh nắng mặt trời - nguyên nhân chính của hiện tượng tăng sắc tố:
Tránh ánh nắng mặt trời trong khoảng 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều. Đây là khoảng thời gian tia nắng mặt trời hoạt động mãnh liệt nhất, cố gắng sắp xếp các hoạt động ngoài trời vào các thời điểm khác trong ngày.
Sử dụng kem chống nắng thường xuyên, bôi kem trước 15 - 30 phút trước khi đi ra ngoài, bôi kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác động của  tia UVA và UVB.
Sử dụng kem chống nắng với một chỉ số che nắng (SPF) ít nhất là 30. Mỗi lần chỉ cần bôi một lượng kem chống nắng vừa đủ và bôi lại sau mỗi 2 giờ hoặc thường xuyên hơn nếu bạn đi bơi hoặc đổ mồ hôi.
Để bảo vệ trước ánh mặt trời, hãy đội mũ rộng vành và đảm bảo tia nắng không tác động vào da mặt. Nên sử dụng cả quần áo được thiết kế để bảo vệ da, chống nắng.
Lưu ý trong ăn uống: có những thức ăn làm sung huyết trên da, do đó sẽ làm các vết nám, tàn nhang đậm hơn. Cần tránh rượu, bia và các gia vị gây nóng. Ăn nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, chơi thể thao đều đặn và tránh nắng.
Cần cải thiện chế độ dinh dưỡng bằng thực phẩm giàu các vitamin A, C, E, omega-3, selen để chống lão hóa da.
Khi bị nám da, tàn nhang, đồi mồi, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để xác định nguyên nhân để chữa trị hiệu quả. Tuyệt đối không bôi thuốc hoặc mỹ phẩm không rõ nguồn gốc. Các hoá chất được dùng nhiều trong các mỹ phẩm làm trắng da, chống nám...
đều chứa lượng chất tẩy mạnh, có thể lúc mới dùng da được tẩy trắng nhưng càng dùng, da càng ngày càng bị bào mòn, lớp da non sẽ hiện lên, nếu đi nắng rất dễ bị nám da; đồng thời trong kem có hàm lượng thủy ngân nhỏ có thể gây teo da, nếu dùng lâu, da mặt sẽ nám vĩnh viễn, không thể chữa trị được nữa.