Sẹo gây ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ của làn da. Hãy thực hiện ngay các bước chăm sóc vết thương sau nếu không muốn bị sẹo nhé.
Sơ cứu "đúng chuẩn" để hạn chế sẹo
Có 3 bước "khắc cốt ghi tâm" sơ cứu một vết thương không để lại sẹo mà ai cũng phải nhớ:
- Đầu tiên, các bạn nên vệ sinh vết thương để lấy đi hết những bụi bẩn, hạn chế tối đa nhiễm khuẩn trên vết thương.
- Tiếp theo, chúng mình nên thay băng cho vết thương hàng ngày, nhớ là chỉ lau vết thương bằng nước muối sinh lý thôi, và lau khô bằng khăn sạch.
- Cuối cùng, giai đoạn khi lớp da non hình thành chính là thời điểm quyết định vẻ ngoài của một vết sẹo. Khi vết thương đóng vảy rồi thì tuyệt đối không bóc vảy vết thương dẫn đến chảy máu và để để lại sẹo nặng hơn nhé.
Chăm sóc vết thương thế nào?
Vẻ ngoài của sẹo sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: di truyền, màu da, vị trí và độ sâu của vết thương. Với người Việt Nam có sắc tố da vàng, tăng sắc tố nhiều hơn, sẹo thường có xu hướng thâm hơn. Vết sẹo đầu gối sẽ có xu hướng bị lồi vì hay co duỗi...
Quan trọng nhất là chăm chút sẹo đúng cách, như vậy sẽ giúp sẹo trở nên bớt "cứng đầu" hơn đó:
- Ánh nắng là kẻ thù của sẹo thâm nên hãy che chắn cẩn thận khi ra ngoài.
- Sẹo rất ghét đồ bó sát, bị cọ xát liên tục.
- Thoa nghệ tươi đều đặn giúp vết sẹo thâm mờ dần hoặc biến mất trong một vài ngày.
- Thoa lô hội lên vết sẹo để collagen dư thừa sẽ không xuất hiện bừa bãi nữa nhé.
Chế độ ăn uống để hạn chế sẹo
Bổ sung kẽm và vitamin C, giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho da, kích thích khả năng tự làm lành da. Vitamin B giúp tăng khả năng chữa lành da, hỗ trợ cho vitamin C và kẽm. Vitamin E giúp giảm viêm và vitamin B3 giúp làm sáng da.
Thực phẩm càng ăn sẹo càng mờ bất ngờ:
- Thịt nạc giúp cơ thể tự lấy lại sự cân bằng để tái tạo da.
- Hoa quả màu cam cung cấp vitamin C.
- Diếp cá cung cấp kháng sinh tự nhiên, chống viêm và kháng khuẩn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét